Góc Đầu Tư 2020: [G03] Mách nhà đầu tư vị trí, tiềm năng bất động sản du lịch Ninh Bình
Sở hữu quỹ đất sạch, du lịch phát triển và thị
trường còn sơ khai, vị trí vùng ven Hà Nội và giao thông thuận lợi, Ninh Bình có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản du lịch, nghỉ
dưỡng, đô thị sinh thái trong thời gian tới.
Du lịch Ninh Bình đang bước vào giai đoạn tăng
trưởng mạnh
Đánh giá về triển vọng thị
trường bất động sản nghỉ dưỡng, Savills Việt Nam nhận định, Việt Nam đang trên
đà phát triển và chuyển mình từ điểm đến mang tính trải nghiệm với ít lựa chọn
về lưu trú, giải trí thành điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn và khả năng thu hút khách du
lịch quay trở lại.
Tại phân khúc bất động sản
nghỉ dưỡng, những thị trường bất động sản ven đô - nơi quỹ đất sạch dồi dào,
giá thành rẻ đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược
lâu dài. Trong đó, Ninh Bình là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất
khi sở hiểu những lợi thế trên.
Theo chủ trương mới của tỉnh
Ninh Bình, phát triển du lịch sẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được
đẩy mạnh trong thời gian tới. Với mục tiêu, đến năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành
kinh tế khác cùng phát triển. Với mục tiêu này, tỉnh sẽ đưa ra chính sách ưu
đãi hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hút nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh quỹ đất và chính
sách, Ninh Bình là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh
quan đẹp và đa dạng với các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát
triển du lịch. Nơi đây được ví như là "Hạ Long trên cạn" với điểm
check in đang hấp dẫn du khách như Tràng An; Tam Cốc Bích Động; Khu bảo tồn
thiên nhiên Vân Long; Chùa Bái Đính; Đền Trần, Động Hoa Lư; Núi chùa Non nước...
Ninh Bình đang cần thêm cơ sở lưu trú chất lượng
cao
Ninh Bình đang thu hút lượng
lớn khách trong và ngoài nước mỗi ngày
Theo các chuyên gia, Ninh
Bình hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch đồng bộ. Đó là
tiềm năng tự nhiên dồi dào, chính sách ưu đãi, có sẵn quỹ đất sạch và không có
xung đột đầu tư đi trước. Vùng đất này thích hợp cho những dự án bất động sản
nghỉ dưỡng lớn và những trải nghiệm mới lạ, gần gũi thiên nhiên cho du khách.
Năm 2018 tỉnh Ninh Bình đón
7,3 triệu lượt khách, tăng 4,6% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó:
Khách nội địa 6,5 triệu lượt khách và khách quốc tế 876.000 lượt khách. Doanh
thu du lịch đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng 19,2%. Năm 2019 tỉnh Ninh Bình đón 7,5
triệu lượt khách, trong đó có 940 ngàn lượt khách quốc tế.
Tuy nhiên, tại địa phương này
cơ sở lưu trú còn nhiều hạn chế, nhất là các cơ sở lưu trú 3 - 5 sao. Toàn tỉnh
hiện có 390 cơ sở lưu trú, trong đó có 41 khách sạn từ 1 - 2 sao, 4 khách sạn từ
3 - 4 sao đã được công nhận và 6 khách sạn đầu tư theo tiêu chuẩn 3 - 5 sao
đang hoạt động thử và đưa vào phục vụ du khách.
Dự án Tổ hợp đô thị sinh thái, công viên chủ đề
du lịch và nghỉ dưỡng tại TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Định hướng và phát triển mạng lưới giao thông tại Ninh Bình:
Tỉnh Ninh Bình kết nối giao
thông thuận lợi với Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh lân cận Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa thông qua các tuyến
đường bộ: cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, QL1A, QL10, QL38B, QL12B, QL45.
Điều chỉnh hướng tuyến QL12B,
đường tỉnh 480B, 480C, 482 xong trước năm 2025 (theo Quyết định 1487/QĐ-UBND
ngày 13/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội huyện Yên Mô đến năm 2025).
Định hướng và phát triển
đô thị tại Ninh Bình:
- Theo Quyết định 796/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình phê
duyệt quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050
- Phát triển không gian đô thị theo hướng đa cực, gồm: Hai cực tăng
trưởng quan trọng chính là đô thị Ninh Bình và đô thị Tam Điệp; hai cực tăng
trưởng phụ là đô thị Nho Quan và đô thị Phát Diệm. Lấy các tuyến giao thông sau
làm các trục liên kết chính các đô thị: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 12B và
Đường tỉnh ĐT477.
Định hướng phát triển điểm
du lịch vùi lõi theo hình thái mạng vòng
Dự án đóng góp vào quy hoạch phát triển du lịch chung của
toàn tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra với quy mô dự kiến, đây còn là điểm đến phục vụ
các tỉnh thành lân cận.
Đánh giá hiện trạng tự nhiên
của khu vực dự án:
Phân tích SWOT
STRENGTH - ĐIỂM MẠNH:
(S1) TỈNH NINH BÌNH CÓ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN THUẬN LỢI, KINH TẾ KHÁ PHÁT TRIỂN
(S2) KHU VỰC DỰ ÁN CÓ ĐỊA
HÌNH BẰNG PHẲNG, DÂN CƯ HIỆN TRẠNG Ở TƯƠNG ĐỐI TẬP TRUNG KHU VỰC CÓ HỒ YÊN THẮNG
LÀ CẢNH QUAN ĐẸP CỦA TỈNH VÀ MIỀN BẮC
WEAKNESS - ĐIỂM YẾU:
(W1) GIAO THÔNG ĐẾN KHU VỰC
HIỆN QUA ĐƯỜNG QL1A VÀ TL 21B CÓ MẶC CẮT ĐƯỜNG NHỎ, MẬT ĐỘ GIAO THÔNG CAO
(W2) CƠ SỞ HẠ TẦNG CÒN HẠN CHẾ
(W3) CAO ĐỘ NỀN TƯƠNG ĐỐI THẤP
OPPORTUNITIES - CƠ HỘI:
(O1) CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỢC
QUY HOẠCH CÓ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN KHU DỰ ÁN GỒM CÓ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO VÀ
TUYẾN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC NAM Ở PHÍA TÂY
(O2) CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LỚN QUAN
TÂM ĐẾN KHU VỰC
THREAT - NGUY CƠ:
(T1) PHÁT TRIỂN MANH MÚN THIẾU
QUY HOẠCH ĐỒNG BỘ SẼ PHÁ VỠ CẢNH QUAN VÀ THẾ MẠNH CỦA VÙNG ĐẤT.
(T2) CẠNH TRANH PHÁT TRIỂN VỚI
CÁC ĐIỂM DU LỊCH TRONG VÙNG
Ý tưởng đầu tư dự án
Quy hoạch tổng thể khu đất
có diện tích khoảng 1.000ha
Công viên sinh vật cảnh diện
tích khoảng 50ha
Khu công viên nước trong
nhà khoảng 10ha
Khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm
các khu resort, khách sạn 3 - 5 sao, boutique hotel và homestay khoảng 200ha
Khu đô thị sinh thái 500ha
Mời hợp tác đầu tư
Các nhà đầu tư có đầy đủ tư
cách pháp nhân, đủ điều kiện và năng lực tham gia hợp tác đầu tư Dự án Tổ hợp đô
thị sinh thái, công viên chủ đề du lịch và nghỉ dưỡng tại TX Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình hoặc tham gia đầu tư Dự án thành phần.
- Nguồn vốn: Nhà đầu tư.
- Hình thức đầu tư: Đấu thầu
thực hiện dự án đầu tư.
Victor Mai
Cơ hội đầu tư khác có thể bạn
quan tâm:
Góc Đầu Tư 2020: [G01] Tiềm Năng Đầu Tư Đô Thị,Du Lịch Và Nghỉ Dưỡng Tại Đảo Tam Hải, tỉnh Quảng Nam
Bán khách sạn Hội An
Trả lờiXóa