Header Ads

Góc Đầu Tư 2020: [G02] Cơ Hội Hợp Tác Đầu Tư Khai Thác Mỏ Đá Ngọc Jadeite Tại Điện Biên


Khu vực đề xuất dự án đã được bổ xung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đá ốp lát, đá cảnh tại xã Thanh Yên, Pom Lót & Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Tường ngọc Cẩm Thạch - Jadeite giá 315 tỷ đồng

Ngọc Cẩm Thạch, Ngọc Jadeite, Ngọc hay đá?

Đây là câu chuyện của những khối đá trở thành ngọc quý qua bàn tay con người. Từa tựa như kim cương, chính con người đã mài giũa những hòn đá, biến các khối đá thành nữ trang, vật trang trí, trưng bày và đặt giá trị cho chúng.

Cẩm thạch tiếng Anh là “jade”, danh xưng này được dùng để gọi 2 loại đá nephrite và jadeite. Theo địa chất học, đây là loại đá cấu tạo bởi khoáng chất silicate:

- Nephrite do các tinh thể calcium, magnesium và sắt kết tạo; càng chứa nhiều tinh thể sắt, khối đá càng đậm xanh màu lục:

- Jadeite do các tinh thể sodium và aluminum kết tạo:

Danh từ “jade” xuất phát từ chữ Tây Ban Nha piedra de ijada (có mặt trong sách vở từ năm 1565) có nghĩa là “đá hạ bộ, loin stone”, cổ nhân dùng loại đá này để chữa bệnh tại hạ bộ và thận! Chữ “Nephrite” có gốc từ lapis nephriticus, của La Tinh.

Từ thời tiền sử, con người đã biết mài giũa cẩm thạch, nephrite và jadeite. Jadeite “cứng” tương tự như thạch anh (quartz) và cứng hơn nephrite. Vũ khí, hạt, nút áo… được đẽo gọt bằng cẩm thạch từ ngàn năm trước được tìm thấy tại những cổ mộ.

Dùng tiêu chuẩn đo độ cứng “Mohs hardness”, jadeite có độ cứng 6.5 -7.0, nephrite 5.5-6.0. Cẩm thạch có thể được mài giũa bằng vật dụng như thạch anh, garnet.

Về màu sắc, nephrite có màu trắng đục (người Hoa gọi là màu mỡ cừu) hoặc nhiều sắc xanh lục trong khi jadeite có nhiều màu từ xanh lơ, tím, hồng đến xanh lục.

Jadeite hiếm hơn và chỉ được ghi nhận tại 12 vùng đất trên thế giới.

Cẩm thạch jadeite loại xanh biếc được xem như quý nhất từ xưa đến nay, từ Nam Mỹ đến Đông Nam Á, người ta chuộng loại cẩm thạch này nhất. Cẩm thạch nephrite được dùng phổ thông hơn trong nhiều thế kỷ trước.

Tại Hoa Lục, vùng thung lũng Giang Tử là nơi những quặng cẩm thạch được khai mở qua nhiều thế kỷ, đến nay thì đã cạn kiệt, con người săn đá ráo riết nên khoáng chất cũng chẳng còn cơ hội mà tích tụ thành đá!

Cẩm thạch được dùng để chế tạo nhiều vật dụng dùng trong việc thờ phượng, trang hoàng cũng như làm vũ khí trong nhiều nền văn minh cổ xưa của thế giới, từ Hy Lạp, Ai Cập, Inca đến Á Đông.

Từ ngàn năm trước, người Hoa đã tin vào sức mạnh thần bí của cẩm thạch, đeo ngọc sẽ tránh được ma quỷ, ngăn ngừa bệnh tật, đeo ngọc sẽ được thánh thần độ trì. Con nít khóc đêm được đeo ngọc sẽ ngủ yên giấc… Cẩm thạch là biểu tượng của sự tinh tuyền và cái đẹp của phụ nữ. Tóm lại là miếng cẩm thạch kia có phép thần thông, đeo ngọc là xấu trở thành tốt đẹp, từ thể chất đến dung nhan! Và vì tin tưởng như thế nên ngày xưa người ta trao nhau ngọc thạch để làm tin, để đính ước, để hứa hẹn…

Người Hoa và những quốc gia chịu ảnh hưởng Hoa Lục lâu đời như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… đều chuộng cẩm thạch. Người Miến Điện và Ấn Độ cũng chuộng loại đá này. Tại vùng Đông Nam Á cẩm thạch được xem như “kim cương của phía Đông”. Hiện nay, tại vùng thung lũng Khotan, Hoa Lục, cẩm thạch loại “tốt” được bán đến 3 ngàn mỹ kim một ounce, đắt hơn vàng!

Khối cẩm thạch đắt giá như thế nên người ta bán nhiều loại đá trông từa tựa như thế tiêu biểu là loại đá serpentine, carnelian, aventurine quartz… và cũng gọi là “cẩm thạch”. Nghĩa là khi đem phân chất, các món này không được cấu tạo bởi cùng loại khoáng chất, nhưng đâu có mấy ai tỉ mỉ đủ để đem ngọc đi phân chất xem cấu trúc là những khoáng chất nào, có phải là “cẩm thạch” thực sự hay không?

Cẩm thạch “giả” được bán như nữ trang, những hạt “ngọc”… ngay cả người bán nhiều khi cũng có thể lầm lẫn; các món nephrite và jadeite thực sự có bảng giá khá đắt. Ngoài ra, những tay buôn bán cũng có thể “làm đẹp” cho các khối đá kia bằng nhiều cách để bán được giá hơn.

Quy mô diện tích dự án
Xã Thanh Yên: Diện tích khoảng 130ha, rừng tự nhiên khoảng 117ha, còn lại là đất trống và đất sản xuất nông nghiệp
Xã Pom Lót: Khoảng 78ha, rừng tự nhiên khoảng 63ha, còn lại là đất trống và đất sản xuất nông nghiệp
Xã Noong Hẹt: Khoảng 51ha, toàn bộ là đất rừng tự nhiên

Mời hợp tác đầu tư

Các Công ty/Đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện và năng lực tham gia hợp tác đầu tư khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đá ốp lát, đá cảnh tại xã Thanh Yên, Pom Lót & Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- Nguồn vốn: Nhà đầu tư.
- Hình thức đầu tư: Hợp đồng hợp tác đầu tư.
Một tác phẩm điêu khắc trên Jadeite
Victor Mai

Cơ hội đầu tư khác có thể bạn quan tâm:

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.